Các loại trần thạch cao phổ biến hiện nay
Trong xây dựng hiện đại, các loại trần thạch cao ngày càng được yêu chuộng và ứng dụng rộng rãi bởi những tính năng ưu việt như nhẹ, có khả năng chống ẩm, chống cháy tốt, cách âm hiểu quả… Bên cạnh đó, sự đa dạng về mẫu mã cũng khiến trần thạch cao ngày càng được lòng khách hàng.
Tuy nhiên trên thị trường có nhiều loại trần khác nhau, vì vậy chúng tôi sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về 2 loại trần thạch cao phổ biến nhất hiện nay ngay trong bài viết dưới đây, qua đó có thể đưa ra được lựa chọn phù hợp.
Tìm hiểu chung về các loại trần thạch cao hiện nay
Trần thạch cao có đặc tính là nhẹ, không gây độc hại cho con người và môi trường, không cháy, không bắt lửa, không sinh ra khói bụi như các vật liệu khác, có độ bền cao, chống ẩm ướt, bề mặt mịn phẳng nên có thể tạo được nhiều hoa văn theo ý thích, thi công lắp đặt cũng nhanh chọn và đặc biệt là chi phí rất hợp lý. Và đó cũng là những lý do mà sản phẩm này ngày càng được đông đảo khách hàng ưa chuộng và lựa chọn cho thiết kế nhà của mình.
Mỗi loại trần có cách thiết kế cũng như ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào hiện trạng lắp đặt cũng như nhu cầu của chủ nhà mà lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp
Trần thạch cao nổi
Ưu điểm nổi bật: Dễ dàng tháo lắp và sửa chữa, nếu sau này cần sửa chữa điện, hay hư tấm nào có thể tháo ra thay tấm đó. Trần nối được thi công bằng cách thả từ trên xuống từng tấm thạch cao được cắt ra có kích thước bằng khung định hình (khung định hình chữ L có thể bằng nhôm hay kẽm, nếu bằng nhôm sáng bóng thì không cần dán chỉ trang trí bên dưới để che, nhưng nếu là khung nhôm kẽm thì cần dán chỉ trang trí).
Tuy nhiên tính thẩm mỹ của loại trần này lại không được như trần chìm.
Trần thạch cao chìm
Đây là loại trần được thi công bắt vít từng tấm thạch cao từ dưới lên. Khung định hình bằng nhôm kẽm chữ U được bắt vít gắn kết với nhau, sau đó người ta ghép từng tấm thạch cao (nguyên kích thước) vào. Mặc dù công đoạn lắp đặt cũng như sửa chữa trần chìm phức tạp hơn so với trần nổi nhưng trần chìm thường được đánh giá đẹp hơn, mặt trần phẳng hoàn thiện (không thấy mí ghép), có thể tạo nhiều hoa văn bằng cách cắt từng tấm thạch cao gắn vào hay bằng cách tô xi măng.
Ngoài ra, trần chìm cũng rất dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong… nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau. Tuy nhiên khi sửa chữa thì bạn không thể gỡ từng tấm để sửa như trần nổi mà phải gỡ nguyên cả trần nhà xuống để sửa, đồng thời chi phí lắp đặt trần chìm cũng cao hơn so với trần nổi.
Trần thạch cao giật cấp
Trần thạch cao giật cấp được hiểu đơn giản là loại trần được giật xuống từng cấp khác nhau. Theo các kiến trúc sư, đây là kiểu trần hàm chứa giá trị nghệ thuật cao nhất.
Ưu điểm: Tính thẩm mỹ cao, đa dạng về thiết kế giúp tăng tính quyến rũ, sang trọng và hiện đại cho ngôi nhà. Phù hợp với tất cả các không gian thi công có lối kiến trúc khác nhau.
Tuy nhiên: Quá trình thi công phức tạp nên tốn nhiều công sức hơn so với thi công trần nổi. Khi trần bị hỏng hóc bạn phải sửa lại toàn bộ chứ không thể gỡ ra từng tấm và thay mới những tấm bị hư.
Mỗi loại trần đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó, khi thi công bạn cần tham khảo thật kỹ và lựa chọn loại trần thạch cao phù hợp nhất với công trình của mình.